Xây dựng kế hoạch bài học Lịch sử theo tinh thần đổi mới
09/03/2016
Xây dựng kế hoạch bài học Lịch sử theo tinh thần đổi mới được thể hiện ở việc xác định hệ thống các năng lực chung và riêng cần và có thể phát triển cho học sinh trong dạy học Lịch sử.
Cùng với đó, định hướng phát triển năng lực học sinh trong các khâu xác định loại bài và vị trí của bài, xác định mục tiêu bài học, xây dựng đề cương và viết giáo án, tiến trình tổ chức dạy - học, lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với năng lực học sinh...
Qua đó, nâng cao tính khoa học, tính sư phạm của xây dựng kế hoạch bài học Lịch sử ở trường phổ thông và năng lực dạy học của sinh viên sư phạm Lịch sử trong công tác đào tạo giáo viên.
Xác định các loại năng lực tương ứng với loại bài
Để xây dựng kế hoạch bài học Lịch sử theo tinh thần đổi mới, giảng viên Dương Vũ Thái (Trường ĐH Quảng Bình) cho rằng, việc đầu tiên cần lưu ý là vấn đề phát triển năng lực học sinh phải được coi trọng ngay từ khâu xác định loại bài và vị trí của bài trong khóa trình, nhằm tìm ra phần đóng góp cụ thể của bài học về các mặt truyền thụ kiến thức, giáo dục mà đặc biệt là phát triển năng lực học sinh giúp các em hiểu lịch sử một cách có hệ thống.
Do đó, dạy học Lịch sử ở bậc đại học phải hướng dẫn sinh viên xác định các loại năng lực tương ứng với loại bài và vị trí của bài.
“Thường thì loại bài nghiên cứu kiến thức mới chiếm ưu thế trong toàn bộ các khóa trình, chương trình Lịch sử. Nhưng không phải vì thế mà coi nhẹ vấn đề phát triển năng lực ở các bài ôn tập, sơ kết tổng kết, bài kiểm tra đánh giá, bài học hỗn hợp, bài học lịch sử ở nhà bảo tàng, nhà truyền thống cách mạng...” - giảng viên Dương Vũ Thái nhấn mạnh.
Xác định năng lực ngay từ phần xác định mục tiêu bài học Lịch sử
Nội dung tiếp theo là cần tìm hiểu và xác định các năng lực cần phát triển cho học sinh ngay từ phần xác định mục tiêu bài học Lịch sử. Đây là một trong những khâu vô cùng quan trọng. Xác định đúng mục tiêu là cơ sở để giáo viên lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện và cách tổ chức các hoạt động dạy học để bài học đạt hiệu quả cao nhất.
Ở phần này, giảng viên Dương Vũ Thái cho rằng, ngoài ba nội dung thường gặp là kiến thức, thái độ và kỹ năng thì với tinh thần đổi mới của Bộ GD&ĐT, hướng vào việc phát triển năng lực học sinh, mục “kỹ năng” nên điều chỉnh lại thành mục “phát triển” sẽ hợp lý hơn.
Việc điều chỉnh này không phải là bỏ đi việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng cho học sinh mà “phát triển” sẽ bao gồm cả kỹ năng và năng lực trong đó.
Đối với nhiều trường hiện nay đã triển khai xây dựng mục tiêu bài học mới có phân chia cụ thể thành bốn mục tiêu cơ bản: Kiến thức, thái độ, kỹ năng và năng lực. Nhưng để phát triển được năng lực phải bắt nguồn từ việc vận dụng kiến thức, kỹ năng trên cơ sở hứng thú và thái độ đúng đắn để hành động cho phù hợp vào học tập và thực tiễn cuộc sống thì năng lực mới được phát triển thật sự.
Vậy, phát triển kỹ năng và phát triển năng lực học sinh ở mục tiêu bài học được hiểu về cơ bản là một bộ phận của mục tiêu phát triển.
Cụ thể việc phát triển năng lực ở đây bắt buộc phải giúp sinh viên phân loại các năng lực cần và có thể phát triển tương ứng với từng bài học. Trên cơ sở đó, sinh viên sư phạm và giáo viên phải ghi rõ vào trong phần phát triển ngoài kỹ năng còn có các năng lực cần phát triển qua bài học bao gồm các năng lực nào.
Tuy nhiên, giảng viên Dương Vũ Thái cũng lưu ý rằng, một số năng lực ở mức độ thấp có mối quan hệ nhất định với các kỹ năng cơ bản. Đồng thời, mỗi giáo viên phải căn cứ vào từng nội dung cụ thể của bài học để tìm ra được các năng lực cần và có thể phát triển cho học sinh từ các năng lực đã nêu trên đây.
Định hướng phát triển năng lực trong đề cươn, giáo án
Nội dung thứ ba được giảng viên Dương Vũ Thái nhắc đến là định hướng phát triển năng lực trong xây dựng đề cương và viết giáo án. Khâu này thể hiện rõ tính khoa học nghệ thuật trong lao động sư phạm của người giáo viên.
Để xây dựng nội dung đề cương bài học, giáo viên phải xem xét mối tương quan giữa bài viết của sách giáo khoa với nội dung bài giảng nhằm tìm ra kiến thức cơ bản và các năng lực cụ thể nhất theo mục tiêu bài học dựa trên sơ đồ Đairi.
Điều này là vô cùng cần thiết, giúp giáo viên không chỉ lượng hóa được kiến thức phù hợp với tiết học và trình độ học sinh mà còn căn cứ vào đó để xác định được các dạng tổ chức hoạt động học tập và các năng lực cần và có thể phát triển cho học sinh.
Định hướng phát triển năng lực trong tiến trình tổ chức dạy học
Theo giảng viên Dương Vũ Thái, tính chất khoa học và sư phạm của giáo viên thể hiện rõ nhất ở phần này. Tiến trình tổ chức dạy học bao gồm các khâu: Kiểm tra bài cũ, dạy học bài mới (gồm giới thiệu bài mới; tổ chức các hoạt động dạy học; sơ kết bài học - kiểm tra hoạt động nhận thức, hướng dẫn tự học và ra bài tập về nhà).
Sau đó, để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ phát triển năng lực trong dạy học bộ môn, nhất định phải gắn học với hành, học để vận dụng, học để sáng tạo trong hành nghề, trong hành nghiệp, trong cuộc sống.
Do đó, phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh.
Trên cơ sở đó, trong dạy học Lịch sử phải ứng dụng tích cực các phương pháp dạy học hướng vào phát triển năng lực nhận thức và thực hành của học sinh như: Sử dụng trình bày miệng, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng sách giáo khoa, sử dụng tài liệu tham khảo, sử dụng tài liệu trên mạng internet trong dạy học lịch sử, sử dụng trao đổi - đàm thoại, sử dụng hệ thống câu hỏi.
Bên cạnh đó là các phương pháp phát triển khả năng tìm tòi - nghiên cứu của học sinh mà quan trọng nhất là dạy học liên môn, dạy học nêu vấn đề thâm nhập thực tế xã hội để giúp học sinh trải nghiệm sáng tạo và tổ chức việc tự học cho học sinh. Các phương pháp này trong phần soạn giáo án củng phải ghi cụ thể tương ứng với các nội dung phát triển năng lực ở trên.
“Cuối cùng, cần tăng cường các hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, tự học ở nhà, tham quan công tác ngoại khóa, khuyến khích việc tổ chức các bài học lịch sử tại thực địa, nhà bảo tàng, nhà truyền thống cách mạng để giúp học sinh phát triển và củng cố các năng lực chung và riêng” - giảng viên Dương Vũ Thái nêu quan điểm.
Hải Bình
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
GD&TĐ - Xây dựng kế hoạch bài học Lịch sử theo tinh thần đổi mới được thể hiện ở việc xác định hệ thống các năng lực chung và riêng cần và có thể phát triển cho học sinh trong dạy học Lịch sử.
Cùng với đó, định hướng phát triển năng lực học sinh trong các khâu xác định loại bài và vị trí của bài, xác định mục tiêu bài học, xây dựng đề cương và viết giáo án, tiến trình tổ chức dạy - học, lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với năng lực học sinh...
Qua đó, nâng cao tính khoa học, tính sư phạm của xây dựng kế hoạch bài học Lịch sử ở trường phổ thông và năng lực dạy học của sinh viên sư phạm Lịch sử trong công tác đào tạo giáo viên.
Xác định các loại năng lực tương ứng với loại bài
Để xây dựng kế hoạch bài học Lịch sử theo tinh thần đổi mới, giảng viên Dương Vũ Thái (Trường ĐH Quảng Bình) cho rằng, việc đầu tiên cần lưu ý là vấn đề phát triển năng lực học sinh phải được coi trọng ngay từ khâu xác định loại bài và vị trí của bài trong khóa trình, nhằm tìm ra phần đóng góp cụ thể của bài học về các mặt truyền thụ kiến thức, giáo dục mà đặc biệt là phát triển năng lực học sinh giúp các em hiểu lịch sử một cách có hệ thống.
Do đó, dạy học Lịch sử ở bậc đại học phải hướng dẫn sinh viên xác định các loại năng lực tương ứng với loại bài và vị trí của bài.
“Thường thì loại bài nghiên cứu kiến thức mới chiếm ưu thế trong toàn bộ các khóa trình, chương trình Lịch sử. Nhưng không phải vì thế mà coi nhẹ vấn đề phát triển năng lực ở các bài ôn tập, sơ kết tổng kết, bài kiểm tra đánh giá, bài học hỗn hợp, bài học lịch sử ở nhà bảo tàng, nhà truyền thống cách mạng...” - giảng viên Dương Vũ Thái nhấn mạnh.
Xác định năng lực ngay từ phần xác định mục tiêu bài học Lịch sử
Nội dung tiếp theo là cần tìm hiểu và xác định các năng lực cần phát triển cho học sinh ngay từ phần xác định mục tiêu bài học Lịch sử. Đây là một trong những khâu vô cùng quan trọng. Xác định đúng mục tiêu là cơ sở để giáo viên lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện và cách tổ chức các hoạt động dạy học để bài học đạt hiệu quả cao nhất.
Ở phần này, giảng viên Dương Vũ Thái cho rằng, ngoài ba nội dung thường gặp là kiến thức, thái độ và kỹ năng thì với tinh thần đổi mới của Bộ GD&ĐT, hướng vào việc phát triển năng lực học sinh, mục “kỹ năng” nên điều chỉnh lại thành mục “phát triển” sẽ hợp lý hơn.
Việc điều chỉnh này không phải là bỏ đi việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng cho học sinh mà “phát triển” sẽ bao gồm cả kỹ năng và năng lực trong đó.
Đối với nhiều trường hiện nay đã triển khai xây dựng mục tiêu bài học mới có phân chia cụ thể thành bốn mục tiêu cơ bản: Kiến thức, thái độ, kỹ năng và năng lực. Nhưng để phát triển được năng lực phải bắt nguồn từ việc vận dụng kiến thức, kỹ năng trên cơ sở hứng thú và thái độ đúng đắn để hành động cho phù hợp vào học tập và thực tiễn cuộc sống thì năng lực mới được phát triển thật sự.
Vậy, phát triển kỹ năng và phát triển năng lực học sinh ở mục tiêu bài học được hiểu về cơ bản là một bộ phận của mục tiêu phát triển.
Cụ thể việc phát triển năng lực ở đây bắt buộc phải giúp sinh viên phân loại các năng lực cần và có thể phát triển tương ứng với từng bài học. Trên cơ sở đó, sinh viên sư phạm và giáo viên phải ghi rõ vào trong phần phát triển ngoài kỹ năng còn có các năng lực cần phát triển qua bài học bao gồm các năng lực nào.
Tuy nhiên, giảng viên Dương Vũ Thái cũng lưu ý rằng, một số năng lực ở mức độ thấp có mối quan hệ nhất định với các kỹ năng cơ bản. Đồng thời, mỗi giáo viên phải căn cứ vào từng nội dung cụ thể của bài học để tìm ra được các năng lực cần và có thể phát triển cho học sinh từ các năng lực đã nêu trên đây.
Định hướng phát triển năng lực trong đề cươn, giáo án
Nội dung thứ ba được giảng viên Dương Vũ Thái nhắc đến là định hướng phát triển năng lực trong xây dựng đề cương và viết giáo án. Khâu này thể hiện rõ tính khoa học nghệ thuật trong lao động sư phạm của người giáo viên.
Để xây dựng nội dung đề cương bài học, giáo viên phải xem xét mối tương quan giữa bài viết của sách giáo khoa với nội dung bài giảng nhằm tìm ra kiến thức cơ bản và các năng lực cụ thể nhất theo mục tiêu bài học dựa trên sơ đồ Đairi.
Điều này là vô cùng cần thiết, giúp giáo viên không chỉ lượng hóa được kiến thức phù hợp với tiết học và trình độ học sinh mà còn căn cứ vào đó để xác định được các dạng tổ chức hoạt động học tập và các năng lực cần và có thể phát triển cho học sinh.
Định hướng phát triển năng lực trong tiến trình tổ chức dạy học
Theo giảng viên Dương Vũ Thái, tính chất khoa học và sư phạm của giáo viên thể hiện rõ nhất ở phần này. Tiến trình tổ chức dạy học bao gồm các khâu: Kiểm tra bài cũ, dạy học bài mới (gồm giới thiệu bài mới; tổ chức các hoạt động dạy học; sơ kết bài học - kiểm tra hoạt động nhận thức, hướng dẫn tự học và ra bài tập về nhà).
Sau đó, để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ phát triển năng lực trong dạy học bộ môn, nhất định phải gắn học với hành, học để vận dụng, học để sáng tạo trong hành nghề, trong hành nghiệp, trong cuộc sống.
Do đó, phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh.
Trên cơ sở đó, trong dạy học Lịch sử phải ứng dụng tích cực các phương pháp dạy học hướng vào phát triển năng lực nhận thức và thực hành của học sinh như: Sử dụng trình bày miệng, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng sách giáo khoa, sử dụng tài liệu tham khảo, sử dụng tài liệu trên mạng internet trong dạy học lịch sử, sử dụng trao đổi - đàm thoại, sử dụng hệ thống câu hỏi.
Bên cạnh đó là các phương pháp phát triển khả năng tìm tòi - nghiên cứu của học sinh mà quan trọng nhất là dạy học liên môn, dạy học nêu vấn đề thâm nhập thực tế xã hội để giúp học sinh trải nghiệm sáng tạo và tổ chức việc tự học cho học sinh. Các phương pháp này trong phần soạn giáo án củng phải ghi cụ thể tương ứng với các nội dung phát triển năng lực ở trên.
“Cuối cùng, cần tăng cường các hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, tự học ở nhà, tham quan công tác ngoại khóa, khuyến khích việc tổ chức các bài học lịch sử tại thực địa, nhà bảo tàng, nhà truyền thống cách mạng để giúp học sinh phát triển và củng cố các năng lực chung và riêng” - giảng viên Dương Vũ Thái nêu quan điểm.
Hải Bình
GD&TĐ - Xây dựng kế hoạch bài học Lịch sử theo tinh thần đổi mới được thể hiện ở việc xác định hệ thống các năng lực chung và riêng cần và có thể phát triển cho học sinh trong dạy học Lịch sử.
Cùng với đó, định hướng phát triển năng lực học sinh trong các khâu xác định loại bài và vị trí của bài, xác định mục tiêu bài học, xây dựng đề cương và viết giáo án, tiến trình tổ chức dạy - học, lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với năng lực học sinh...
Qua đó, nâng cao tính khoa học, tính sư phạm của xây dựng kế hoạch bài học Lịch sử ở trường phổ thông và năng lực dạy học của sinh viên sư phạm Lịch sử trong công tác đào tạo giáo viên.
Xác định các loại năng lực tương ứng với loại bài
Để xây dựng kế hoạch bài học Lịch sử theo tinh thần đổi mới, giảng viên Dương Vũ Thái (Trường ĐH Quảng Bình) cho rằng, việc đầu tiên cần lưu ý là vấn đề phát triển năng lực học sinh phải được coi trọng ngay từ khâu xác định loại bài và vị trí của bài trong khóa trình, nhằm tìm ra phần đóng góp cụ thể của bài học về các mặt truyền thụ kiến thức, giáo dục mà đặc biệt là phát triển năng lực học sinh giúp các em hiểu lịch sử một cách có hệ thống.
Do đó, dạy học Lịch sử ở bậc đại học phải hướng dẫn sinh viên xác định các loại năng lực tương ứng với loại bài và vị trí của bài.
“Thường thì loại bài nghiên cứu kiến thức mới chiếm ưu thế trong toàn bộ các khóa trình, chương trình Lịch sử. Nhưng không phải vì thế mà coi nhẹ vấn đề phát triển năng lực ở các bài ôn tập, sơ kết tổng kết, bài kiểm tra đánh giá, bài học hỗn hợp, bài học lịch sử ở nhà bảo tàng, nhà truyền thống cách mạng...” - giảng viên Dương Vũ Thái nhấn mạnh.
Xác định năng lực ngay từ phần xác định mục tiêu bài học Lịch sử
Nội dung tiếp theo là cần tìm hiểu và xác định các năng lực cần phát triển cho học sinh ngay từ phần xác định mục tiêu bài học Lịch sử. Đây là một trong những khâu vô cùng quan trọng. Xác định đúng mục tiêu là cơ sở để giáo viên lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện và cách tổ chức các hoạt động dạy học để bài học đạt hiệu quả cao nhất.
Ở phần này, giảng viên Dương Vũ Thái cho rằng, ngoài ba nội dung thường gặp là kiến thức, thái độ và kỹ năng thì với tinh thần đổi mới của Bộ GD&ĐT, hướng vào việc phát triển năng lực học sinh, mục “kỹ năng” nên điều chỉnh lại thành mục “phát triển” sẽ hợp lý hơn.
Việc điều chỉnh này không phải là bỏ đi việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng cho học sinh mà “phát triển” sẽ bao gồm cả kỹ năng và năng lực trong đó.
Đối với nhiều trường hiện nay đã triển khai xây dựng mục tiêu bài học mới có phân chia cụ thể thành bốn mục tiêu cơ bản: Kiến thức, thái độ, kỹ năng và năng lực. Nhưng để phát triển được năng lực phải bắt nguồn từ việc vận dụng kiến thức, kỹ năng trên cơ sở hứng thú và thái độ đúng đắn để hành động cho phù hợp vào học tập và thực tiễn cuộc sống thì năng lực mới được phát triển thật sự.
Vậy, phát triển kỹ năng và phát triển năng lực học sinh ở mục tiêu bài học được hiểu về cơ bản là một bộ phận của mục tiêu phát triển.
Cụ thể việc phát triển năng lực ở đây bắt buộc phải giúp sinh viên phân loại các năng lực cần và có thể phát triển tương ứng với từng bài học. Trên cơ sở đó, sinh viên sư phạm và giáo viên phải ghi rõ vào trong phần phát triển ngoài kỹ năng còn có các năng lực cần phát triển qua bài học bao gồm các năng lực nào.
Tuy nhiên, giảng viên Dương Vũ Thái cũng lưu ý rằng, một số năng lực ở mức độ thấp có mối quan hệ nhất định với các kỹ năng cơ bản. Đồng thời, mỗi giáo viên phải căn cứ vào từng nội dung cụ thể của bài học để tìm ra được các năng lực cần và có thể phát triển cho học sinh từ các năng lực đã nêu trên đây.
Định hướng phát triển năng lực trong đề cươn, giáo án
Nội dung thứ ba được giảng viên Dương Vũ Thái nhắc đến là định hướng phát triển năng lực trong xây dựng đề cương và viết giáo án. Khâu này thể hiện rõ tính khoa học nghệ thuật trong lao động sư phạm của người giáo viên.
Để xây dựng nội dung đề cương bài học, giáo viên phải xem xét mối tương quan giữa bài viết của sách giáo khoa với nội dung bài giảng nhằm tìm ra kiến thức cơ bản và các năng lực cụ thể nhất theo mục tiêu bài học dựa trên sơ đồ Đairi.
Điều này là vô cùng cần thiết, giúp giáo viên không chỉ lượng hóa được kiến thức phù hợp với tiết học và trình độ học sinh mà còn căn cứ vào đó để xác định được các dạng tổ chức hoạt động học tập và các năng lực cần và có thể phát triển cho học sinh.
Định hướng phát triển năng lực trong tiến trình tổ chức dạy học
Theo giảng viên Dương Vũ Thái, tính chất khoa học và sư phạm của giáo viên thể hiện rõ nhất ở phần này. Tiến trình tổ chức dạy học bao gồm các khâu: Kiểm tra bài cũ, dạy học bài mới (gồm giới thiệu bài mới; tổ chức các hoạt động dạy học; sơ kết bài học - kiểm tra hoạt động nhận thức, hướng dẫn tự học và ra bài tập về nhà).
Sau đó, để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ phát triển năng lực trong dạy học bộ môn, nhất định phải gắn học với hành, học để vận dụng, học để sáng tạo trong hành nghề, trong hành nghiệp, trong cuộc sống.
Do đó, phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh.
Trên cơ sở đó, trong dạy học Lịch sử phải ứng dụng tích cực các phương pháp dạy học hướng vào phát triển năng lực nhận thức và thực hành của học sinh như: Sử dụng trình bày miệng, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng sách giáo khoa, sử dụng tài liệu tham khảo, sử dụng tài liệu trên mạng internet trong dạy học lịch sử, sử dụng trao đổi - đàm thoại, sử dụng hệ thống câu hỏi.
Bên cạnh đó là các phương pháp phát triển khả năng tìm tòi - nghiên cứu của học sinh mà quan trọng nhất là dạy học liên môn, dạy học nêu vấn đề thâm nhập thực tế xã hội để giúp học sinh trải nghiệm sáng tạo và tổ chức việc tự học cho học sinh. Các phương pháp này trong phần soạn giáo án củng phải ghi cụ thể tương ứng với các nội dung phát triển năng lực ở trên.
“Cuối cùng, cần tăng cường các hình thức tổ chức dạy học theo nhóm, tự học ở nhà, tham quan công tác ngoại khóa, khuyến khích việc tổ chức các bài học lịch sử tại thực địa, nhà bảo tàng, nhà truyền thống cách mạng để giúp học sinh phát triển và củng cố các năng lực chung và riêng” - giảng viên Dương Vũ Thái nêu quan điểm.
Hải Bình
|