Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 5
  • Hôm nay: 9
  • Trong tuần: 231
  • Tất cả: 15,303
Phương án thi mới sẽ đánh giá được trình độ thực của học sinh
 
             Sau khi Bộ GD&ĐT công bố dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017, lãnh đạo một số trường THPT tại TPHCM chia sẻ: Rất ủng hộ dự thảo và mong muốn Bộ GD&ĐT sớm công bố đề thi minh họa cũng như các trường ĐH công bố sớm phương án xét tuyển để các trường THPT có sự chủ động hơn nữa trong kế hoạch ôn tập và hướng dẫn cho học sinh.

Sẽ không còn học lệch, học tủ

Theo thầy Nguyễn Văn Cải, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung, Củ Chi cho rằng, phương án dự kiến thi THPT quốc gia 2017 mà Bộ GD&ĐT vừa công bố đã dần tiến tới học gì thi nấy, hạn chế tình trạng học lệch. Bộ cũng làm từng bước một theo lộ trình ba năm tăng dần để tiến tới thi 5 bài (cả Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên) nên sẽ không quá cập rập. Ba bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ vẫn ổn định.

Bài thi tổng hợp tự chọn hoặc Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội tuy mới nhưng nội dung câu hỏi tách rời từng môn chứ không phải là tích hợp liên môn vào mỗi câu hỏi có lẽ cũng không đến mức khó khăn cho HS.

Tương tự, thầy Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt, quận Tân Phú cho rằng, sau khi nghiên cứu kĩ dự thảo của Bộ, cho thấy dự thảo có nhiều đổi mới phù hợp và bản thân thầy hoàn toàn ủng hộ. Thầy Hiếu nói thêm “với phương án môn Toán sẽ thi trắc nghiệm, bản thân tôi là một người giảng dạy môn Toán, tôi đồng ý với việc thi trắc nghiệm môn này. Với phương án thi trắc nghiệm, ngân hàng câu hỏi rất phong phú và logic.

Ngoài ra, với phương án thi này sẽ không còn việc học tủ, học lệch, và sẽ giảm đi việc dạy thêm, học thêm tràn lan như hiện nay. Chưa kể, thi trắc nghiệm, cách chấm thi sẽ tuyệt đối chính xác hơn như môn Lý, Hóa, Sinh chúng ta đã áp dụng, qua đó đánh giá được trình độ thực của thí sinh. Bên cạnh đó còn tiết kiệm được chi phí mời giáo viên chấm thi, (vì trắc nghiệm là máy sẽ chấm), sẽ nhanh gọn, chính xác hơn rất nhiều”.

Còn theo cô Nguyễn Thị Xuân Hương, Hiệu trưởng Trường THPT Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân: “Tôi nghĩ dự thảo công bố ở thời điểm này là hợp lý, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các phương án thi của Bộ. Về trắc nghiệm môn Toán, qua trao đổi với hai hiệu phó của trường là những người giảng dạy môn Toán, các thầy chia sẻ rằng, đó là phương án phù hợp”.

Bên cạnh đó, theo nhiều giáo viên, việc mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng như vậy sẽ tuyệt đối không thể gian lận hay quay cóp… Đó là chưa kể đến việc, thời gian làm bài của các em cũng ít hơn, đỡ đi những căng thẳng áp lực. Thời gian thi chỉ còn 2 ngày cũng thuận tiện rất nhiều cho thí sinh và phụ huynh trong quá trình thi.

Ngoài ra, thầy Nguyễn Hùng Khương, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, quận 1 cho rằng, với việc đưa môn Giáo dục công dân vào tổ hợp môn thi ở dự thảo thi năm 2017 là điểm mới, nhằm hướng đến giáo dục toàn diện cho học sinh, không chỉ giỏi về các kiến thức Toán, Lý, Hóa… mà còn có phẩm chất đạo đức tốt, tăng khả năng nhận thức, hiểu biết cho các em.

Cần sớm có đề minh họa

Đó là mong muốn đại diện các trường THPT khi được hỏi liên quan đến dự thảo phương án thi năm 2017. Bởi, nếu Bộ sớm công bố đề minh họa cũng như các trường ĐH công bố phương án xét tuyển sớm thì nhà trường sẽ chủ động hơn trong việc điều chỉnh kế hoạch ôn tập, cũng như hướng dẫn, tư vấn cho các em đăng kí xét tuyển.

Thầy Hùng Khương cho rằng, việc Bộ sớm công bố đề thi minh họa cũng như có quy chế thi sớm sẽ giúp nhà trường điều chỉnh kế hoạch ôn tập được sớm, đảm bảo việc học tập, ôn tập của các em. Ngoài ra, phương án xét tuyển của các trường ĐH cũng rất quan trọng. “Họ xét tuyển như thế nào ngoài kết quả các em thi, thi đánh giá năng lực cụ thể ra sao, hay ví dụ bài thi môn Khoa học tự nhiên, bài thi Khoa học xã hội, trường ĐH sẽ tính điểm như thế nào khi xét tuyển… đó là những điều chúng tôi cần để tư vấn, hướng dẫn cho các em càng sớm càng tốt”, thầy Hùng Khương nói thêm.

Tương tự, thầy Nguyễn Văn Cải cũng chia sẻ, “theo tôi, Bộ cần lắng nghe ý kiến phản biện, cân nhắc kĩ để có quyết định sớm. Bộ cần hướng dẫn chi tiết và sớm có đề thi mẫu để các trường phổ thông không bị động trong triển khai”.

Mặc dù chỉ mới là dự thảo thi nhưng theo đại diện một số trường, họ đã bắt đầu tính đến phương án giảng dạy phù hợp. Thầy Nguyễn Văn Chặng, Hiệu trưởng Trường THPT Trung Phú, Củ Chi cho rằng, từ dự thảo của Bộ về trắc nghiệm môn Toán, trường cũng sẽ chủ động giao cho tổ chuyên môn Toán phải nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng để thay đổi cách dạy học theo hướng thi trắc nghiệm chứ không thể dạy như lâu nay được. Tuy nhiên, trường cũng mong Bộ sớm công bố đề thi minh họa cũng như các trường ĐH sớm đưa ra phương án xét tuyển ĐH.

Có thể thấy, hầu hết các thầy cô giáo đều đồng tình với dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 của Bộ GD&ĐT. Đây là phương án nhằm hướng đến sự thuận lợi cho học sinh, giảm đi những áp lực về thi cử, hướng đến một kỳ thi gọn nhẹ, tiết kiệm. Điều mà các trường THPT mong muốn đó chính là Bộ sớm có quyết định để công bố quy chế thi nhằm tạo thuận lợi cho các trường trong việc điều chỉnh kế hoạch học tập, ôn tập cũng như định hướng cho HS trong việc xét tuyển.

Khác với ý kiến của một số thầy cô về ủng hộ thi trắc nghiệm môn Toán, lãnh đạo một trường THPT tư thục (xin giấu tên) cho rằng, phương án thi của Bộ phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục, nhưng về vấn đề trắc nghiệm môn Toán, Bộ có thể cân nhắc kĩ và xem xét lại. Trước mắt có thể thi 50% trắc nghiệm, còn các câu phân hóa HS nên cho các em thi tự luận. Năm thi tới sẽ tiến hành thi trắc nghiệm 100%, nó cũng như môn Tiếng Anh, trắc nghiệm nhưng vẫn có bài luận.

Nguyên Thảo

Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại

 

GD&TĐ - Sau khi Bộ GD&ĐT công bố dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017, lãnh đạo một số trường THPT tại TPHCM chia sẻ: Rất ủng hộ dự thảo và mong muốn Bộ GD&ĐT sớm công bố đề thi minh họa cũng như các trường ĐH công bố sớm phương án xét tuyển để các trường THPT có sự chủ động hơn nữa trong kế hoạch ôn tập và hướng dẫn cho học sinh.

Sẽ không còn học lệch, học tủ

Theo thầy Nguyễn Văn Cải, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung, Củ Chi cho rằng, phương án dự kiến thi THPT quốc gia 2017 mà Bộ GD&ĐT vừa công bố đã dần tiến tới học gì thi nấy, hạn chế tình trạng học lệch. Bộ cũng làm từng bước một theo lộ trình ba năm tăng dần để tiến tới thi 5 bài (cả Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên) nên sẽ không quá cập rập. Ba bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ vẫn ổn định.

Bài thi tổng hợp tự chọn hoặc Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội tuy mới nhưng nội dung câu hỏi tách rời từng môn chứ không phải là tích hợp liên môn vào mỗi câu hỏi có lẽ cũng không đến mức khó khăn cho HS.

Tương tự, thầy Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt, quận Tân Phú cho rằng, sau khi nghiên cứu kĩ dự thảo của Bộ, cho thấy dự thảo có nhiều đổi mới phù hợp và bản thân thầy hoàn toàn ủng hộ. Thầy Hiếu nói thêm “với phương án môn Toán sẽ thi trắc nghiệm, bản thân tôi là một người giảng dạy môn Toán, tôi đồng ý với việc thi trắc nghiệm môn này. Với phương án thi trắc nghiệm, ngân hàng câu hỏi rất phong phú và logic.

Ngoài ra, với phương án thi này sẽ không còn việc học tủ, học lệch, và sẽ giảm đi việc dạy thêm, học thêm tràn lan như hiện nay. Chưa kể, thi trắc nghiệm, cách chấm thi sẽ tuyệt đối chính xác hơn như môn Lý, Hóa, Sinh chúng ta đã áp dụng, qua đó đánh giá được trình độ thực của thí sinh. Bên cạnh đó còn tiết kiệm được chi phí mời giáo viên chấm thi, (vì trắc nghiệm là máy sẽ chấm), sẽ nhanh gọn, chính xác hơn rất nhiều”.

Còn theo cô Nguyễn Thị Xuân Hương, Hiệu trưởng Trường THPT Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân: “Tôi nghĩ dự thảo công bố ở thời điểm này là hợp lý, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các phương án thi của Bộ. Về trắc nghiệm môn Toán, qua trao đổi với hai hiệu phó của trường là những người giảng dạy môn Toán, các thầy chia sẻ rằng, đó là phương án phù hợp”.

Bên cạnh đó, theo nhiều giáo viên, việc mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng như vậy sẽ tuyệt đối không thể gian lận hay quay cóp… Đó là chưa kể đến việc, thời gian làm bài của các em cũng ít hơn, đỡ đi những căng thẳng áp lực. Thời gian thi chỉ còn 2 ngày cũng thuận tiện rất nhiều cho thí sinh và phụ huynh trong quá trình thi.

Ngoài ra, thầy Nguyễn Hùng Khương, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, quận 1 cho rằng, với việc đưa môn Giáo dục công dân vào tổ hợp môn thi ở dự thảo thi năm 2017 là điểm mới, nhằm hướng đến giáo dục toàn diện cho học sinh, không chỉ giỏi về các kiến thức Toán, Lý, Hóa… mà còn có phẩm chất đạo đức tốt, tăng khả năng nhận thức, hiểu biết cho các em.

Cần sớm có đề minh họa

Đó là mong muốn đại diện các trường THPT khi được hỏi liên quan đến dự thảo phương án thi năm 2017. Bởi, nếu Bộ sớm công bố đề minh họa cũng như các trường ĐH công bố phương án xét tuyển sớm thì nhà trường sẽ chủ động hơn trong việc điều chỉnh kế hoạch ôn tập, cũng như hướng dẫn, tư vấn cho các em đăng kí xét tuyển.

Thầy Hùng Khương cho rằng, việc Bộ sớm công bố đề thi minh họa cũng như có quy chế thi sớm sẽ giúp nhà trường điều chỉnh kế hoạch ôn tập được sớm, đảm bảo việc học tập, ôn tập của các em. Ngoài ra, phương án xét tuyển của các trường ĐH cũng rất quan trọng. “Họ xét tuyển như thế nào ngoài kết quả các em thi, thi đánh giá năng lực cụ thể ra sao, hay ví dụ bài thi môn Khoa học tự nhiên, bài thi Khoa học xã hội, trường ĐH sẽ tính điểm như thế nào khi xét tuyển… đó là những điều chúng tôi cần để tư vấn, hướng dẫn cho các em càng sớm càng tốt”, thầy Hùng Khương nói thêm.

Tương tự, thầy Nguyễn Văn Cải cũng chia sẻ, “theo tôi, Bộ cần lắng nghe ý kiến phản biện, cân nhắc kĩ để có quyết định sớm. Bộ cần hướng dẫn chi tiết và sớm có đề thi mẫu để các trường phổ thông không bị động trong triển khai”.

Mặc dù chỉ mới là dự thảo thi nhưng theo đại diện một số trường, họ đã bắt đầu tính đến phương án giảng dạy phù hợp. Thầy Nguyễn Văn Chặng, Hiệu trưởng Trường THPT Trung Phú, Củ Chi cho rằng, từ dự thảo của Bộ về trắc nghiệm môn Toán, trường cũng sẽ chủ động giao cho tổ chuyên môn Toán phải nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng để thay đổi cách dạy học theo hướng thi trắc nghiệm chứ không thể dạy như lâu nay được. Tuy nhiên, trường cũng mong Bộ sớm công bố đề thi minh họa cũng như các trường ĐH sớm đưa ra phương án xét tuyển ĐH.

Có thể thấy, hầu hết các thầy cô giáo đều đồng tình với dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 của Bộ GD&ĐT. Đây là phương án nhằm hướng đến sự thuận lợi cho học sinh, giảm đi những áp lực về thi cử, hướng đến một kỳ thi gọn nhẹ, tiết kiệm. Điều mà các trường THPT mong muốn đó chính là Bộ sớm có quyết định để công bố quy chế thi nhằm tạo thuận lợi cho các trường trong việc điều chỉnh kế hoạch học tập, ôn tập cũng như định hướng cho HS trong việc xét tuyển.

Khác với ý kiến của một số thầy cô về ủng hộ thi trắc nghiệm môn Toán, lãnh đạo một trường THPT tư thục (xin giấu tên) cho rằng, phương án thi của Bộ phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục, nhưng về vấn đề trắc nghiệm môn Toán, Bộ có thể cân nhắc kĩ và xem xét lại. Trước mắt có thể thi 50% trắc nghiệm, còn các câu phân hóa HS nên cho các em thi tự luận. Năm thi tới sẽ tiến hành thi trắc nghiệm 100%, nó cũng như môn Tiếng Anh, trắc nghiệm nhưng vẫn có bài luận.

Nguyên Thảo

GD&TĐ - Sau khi Bộ GD&ĐT công bố dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017, lãnh đạo một số trường THPT tại TPHCM chia sẻ: Rất ủng hộ dự thảo và mong muốn Bộ GD&ĐT sớm công bố đề thi minh họa cũng như các trường ĐH công bố sớm phương án xét tuyển để các trường THPT có sự chủ động hơn nữa trong kế hoạch ôn tập và hướng dẫn cho học sinh.

Sẽ không còn học lệch, học tủ

Theo thầy Nguyễn Văn Cải, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung, Củ Chi cho rằng, phương án dự kiến thi THPT quốc gia 2017 mà Bộ GD&ĐT vừa công bố đã dần tiến tới học gì thi nấy, hạn chế tình trạng học lệch. Bộ cũng làm từng bước một theo lộ trình ba năm tăng dần để tiến tới thi 5 bài (cả Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên) nên sẽ không quá cập rập. Ba bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ vẫn ổn định.

Bài thi tổng hợp tự chọn hoặc Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội tuy mới nhưng nội dung câu hỏi tách rời từng môn chứ không phải là tích hợp liên môn vào mỗi câu hỏi có lẽ cũng không đến mức khó khăn cho HS.

Tương tự, thầy Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt, quận Tân Phú cho rằng, sau khi nghiên cứu kĩ dự thảo của Bộ, cho thấy dự thảo có nhiều đổi mới phù hợp và bản thân thầy hoàn toàn ủng hộ. Thầy Hiếu nói thêm “với phương án môn Toán sẽ thi trắc nghiệm, bản thân tôi là một người giảng dạy môn Toán, tôi đồng ý với việc thi trắc nghiệm môn này. Với phương án thi trắc nghiệm, ngân hàng câu hỏi rất phong phú và logic.

Ngoài ra, với phương án thi này sẽ không còn việc học tủ, học lệch, và sẽ giảm đi việc dạy thêm, học thêm tràn lan như hiện nay. Chưa kể, thi trắc nghiệm, cách chấm thi sẽ tuyệt đối chính xác hơn như môn Lý, Hóa, Sinh chúng ta đã áp dụng, qua đó đánh giá được trình độ thực của thí sinh. Bên cạnh đó còn tiết kiệm được chi phí mời giáo viên chấm thi, (vì trắc nghiệm là máy sẽ chấm), sẽ nhanh gọn, chính xác hơn rất nhiều”.

Còn theo cô Nguyễn Thị Xuân Hương, Hiệu trưởng Trường THPT Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân: “Tôi nghĩ dự thảo công bố ở thời điểm này là hợp lý, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các phương án thi của Bộ. Về trắc nghiệm môn Toán, qua trao đổi với hai hiệu phó của trường là những người giảng dạy môn Toán, các thầy chia sẻ rằng, đó là phương án phù hợp”.

Bên cạnh đó, theo nhiều giáo viên, việc mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng như vậy sẽ tuyệt đối không thể gian lận hay quay cóp… Đó là chưa kể đến việc, thời gian làm bài của các em cũng ít hơn, đỡ đi những căng thẳng áp lực. Thời gian thi chỉ còn 2 ngày cũng thuận tiện rất nhiều cho thí sinh và phụ huynh trong quá trình thi.

Ngoài ra, thầy Nguyễn Hùng Khương, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, quận 1 cho rằng, với việc đưa môn Giáo dục công dân vào tổ hợp môn thi ở dự thảo thi năm 2017 là điểm mới, nhằm hướng đến giáo dục toàn diện cho học sinh, không chỉ giỏi về các kiến thức Toán, Lý, Hóa… mà còn có phẩm chất đạo đức tốt, tăng khả năng nhận thức, hiểu biết cho các em.

Cần sớm có đề minh họa

Đó là mong muốn đại diện các trường THPT khi được hỏi liên quan đến dự thảo phương án thi năm 2017. Bởi, nếu Bộ sớm công bố đề minh họa cũng như các trường ĐH công bố phương án xét tuyển sớm thì nhà trường sẽ chủ động hơn trong việc điều chỉnh kế hoạch ôn tập, cũng như hướng dẫn, tư vấn cho các em đăng kí xét tuyển.

Thầy Hùng Khương cho rằng, việc Bộ sớm công bố đề thi minh họa cũng như có quy chế thi sớm sẽ giúp nhà trường điều chỉnh kế hoạch ôn tập được sớm, đảm bảo việc học tập, ôn tập của các em. Ngoài ra, phương án xét tuyển của các trường ĐH cũng rất quan trọng. “Họ xét tuyển như thế nào ngoài kết quả các em thi, thi đánh giá năng lực cụ thể ra sao, hay ví dụ bài thi môn Khoa học tự nhiên, bài thi Khoa học xã hội, trường ĐH sẽ tính điểm như thế nào khi xét tuyển… đó là những điều chúng tôi cần để tư vấn, hướng dẫn cho các em càng sớm càng tốt”, thầy Hùng Khương nói thêm.

Tương tự, thầy Nguyễn Văn Cải cũng chia sẻ, “theo tôi, Bộ cần lắng nghe ý kiến phản biện, cân nhắc kĩ để có quyết định sớm. Bộ cần hướng dẫn chi tiết và sớm có đề thi mẫu để các trường phổ thông không bị động trong triển khai”.

Mặc dù chỉ mới là dự thảo thi nhưng theo đại diện một số trường, họ đã bắt đầu tính đến phương án giảng dạy phù hợp. Thầy Nguyễn Văn Chặng, Hiệu trưởng Trường THPT Trung Phú, Củ Chi cho rằng, từ dự thảo của Bộ về trắc nghiệm môn Toán, trường cũng sẽ chủ động giao cho tổ chuyên môn Toán phải nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng để thay đổi cách dạy học theo hướng thi trắc nghiệm chứ không thể dạy như lâu nay được. Tuy nhiên, trường cũng mong Bộ sớm công bố đề thi minh họa cũng như các trường ĐH sớm đưa ra phương án xét tuyển ĐH.

Có thể thấy, hầu hết các thầy cô giáo đều đồng tình với dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 của Bộ GD&ĐT. Đây là phương án nhằm hướng đến sự thuận lợi cho học sinh, giảm đi những áp lực về thi cử, hướng đến một kỳ thi gọn nhẹ, tiết kiệm. Điều mà các trường THPT mong muốn đó chính là Bộ sớm có quyết định để công bố quy chế thi nhằm tạo thuận lợi cho các trường trong việc điều chỉnh kế hoạch học tập, ôn tập cũng như định hướng cho HS trong việc xét tuyển.

Khác với ý kiến của một số thầy cô về ủng hộ thi trắc nghiệm môn Toán, lãnh đạo một trường THPT tư thục (xin giấu tên) cho rằng, phương án thi của Bộ phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục, nhưng về vấn đề trắc nghiệm môn Toán, Bộ có thể cân nhắc kĩ và xem xét lại. Trước mắt có thể thi 50% trắc nghiệm, còn các câu phân hóa HS nên cho các em thi tự luận. Năm thi tới sẽ tiến hành thi trắc nghiệm 100%, nó cũng như môn Tiếng Anh, trắc nghiệm nhưng vẫn có bài luận.

Nguyên Thảo

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image